Nâng cao cảnh giác và chủ động bảo vệ thông tin cá nhân trong quá trình sử dụng dịch vụ thanh toán

Trong thời gian vừa qua, xuất hiện các đối tượng thực hiện hành vi nhằm mục đích lừa đảo, chiếm đoạt tài sản, gây thiệt hại nặng nề cho người dân. Nhận thức được sự nguy hiểm này, Gpay trân trọng thông báo đến Quý khách hàng một số hình thức lừa đảo phổ biến cần nâng cao cảnh giác và các biện pháp phòng tránh giúp bảo vệ thông tin cá nhân và tài sản trong quá trình sử dụng dịch vụ trung gian thanh toán nói chung và dịch vụ tại Gpay nói riêng.

Theo công văn số 29/TB-NHNN, kết luận của Phó Thống đốc Phạm Tiến Dũng tại Hội nghị chuyên đề về công tác thanh toán tại tổ chức cung ứng dịch vụ trung gian thanh toán ngày 19/01/2024, có nêu rõ:

"Hoạt động cung ứng dịch vụ TGTT nói riêng đã và đang gặp không ít khó khăn, thách thức do sự gia tăng và diễn biến ngày càng phức tạp của tội phạm sử dụng công nghệ cao với nhiều phương thức, thủ đoạn phạm tội mới, hoạt động tinh vi, có tính chất xuyên quốc gia;..."

Do vậy, Gpay cảnh báo tới Qúy khách hàng một số phương thức hoạt động của tội phạm và khuyến nghị khách hàng nâng cao cảnh giác cũng như thực hiện các hành động nhằm bảo vệ tài sản, thông tin cá nhân trong quá trình sử dụng dịch vụ.

I. HÌNH THỨC HOẠT ĐỘNG LỪA ĐẢO CỦA TỘI PHẠM

1. Lừa đảo qua tin nhắn/điện thoại

  • Giả mạo cơ quan/ tổ chức: Gửi tin nhắn, gọi điện mạo danh cơ quan công an, ngân hàng, nhà mạng,... yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, mật khẩu chuyển tiền, mã OTP,...
  • Lừa đảo bán hàng: Quảng cáo sản phẩm giá rẻ, yêu cầu chuyển khoản thanh toán trước để lấy ưu đãi tốt, sau đó chặn liên lạc, chiếm đoạt tiền. 
  • Lừa đảo trúng thưởng: Gọi điện thông báo trúng thưởng ảo, là các giải thưởng lớn, quà hấp dẫn. Yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, thanh toán phí để nhận thưởng.

2. Lừa đảo qua website hoặc mạng xã hội 

  • Tạo tài khoản giả mạo hoặc hack trang cá nhân: Mạo danh người nổi tiếng, bạn bè, người thân để vay tiền, yêu cầu chuyển khoản nhằm lừa đảo chiếm đoạt tiền bạc
  • Chia sẻ thông tin giả mạo: Chia sẻ tin tức, bài viết giả mạo để câu like, thu hút traffic, dẫn dắt người dùng nhấn và các link lạ nhằm chiếm quyền truy cập tài khoản mạng xã hội
  • Tạo website giả mạo: Giả mạo website bán hàng, ngân hàng,... thu thập và đánh cắp thông tin cá nhân, thông tin thẻ thanh toán.
  • Lừa đảo bán dữ liệu cá nhân: Thu thập thông tin cá nhân bất hợp pháp qua các form khảo sát, các bài viết hấp dẫn và tiến hành bán cho bên thứ ba.

CHI TIẾT: Cảnh báo xuất hiện ứng dụng, website giả mạo tổ chức tín dụng

3. Lừa đảo qua email

  • Gửi email giả mạo: Mạo danh ngân hàng, công ty,... yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, mật khẩu.
  • Lây lan mã độc hại: Gửi email có chứa tệp đính kèm chứa mã độc, đánh cắp thông tin cá nhân.

4. Giả mạo nhân viên ngân hàng, đơn vị trung gian thanh toán

  • Gọi điện thoại, nhắn tin giả mạo nhân viên ngân hàng, nhân viên thuộc đơn vị trung gian thanh toán khách hàng đang sử dụng. Yêu cầu cung cấp thông tin cá nhân, mật khẩu, mã xác thực OTP.
  • Yêu cầu hỗ trợ kích hoạt tài khoản, nâng cấp dịch vụ, giải quyết sự cố giả mạo. Đánh cắp thông tin thẻ ATM, rút tiền trái phép.

II. BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH HÀNH VI LỪA ĐẢO 

1. Bảo mật thông tin cá nhân

  • Tuyệt đối không chia sẻ thông tin cá nhân, tên đăng nhập, mật khẩu, mã xác thực OTP,... cho bất kỳ ai, kể cả nhân viên ngân hàng hoặc tự xưng là nhân viên Gpay.
  • Cẩn thận với các yêu cầu cung cấp thông tin trên mạng.
  • Sử dụng mật khẩu mạnh, thay đổi mật khẩu theo định kỳ

2. Hết sức cẩn thận với các tin nhắn, email lạ

Không nhấp vào link lạ trong tin nhắn, email. Trước khi cung cấp bất kỳ thông tin cá nhân nào qua email hoặc tin nhắn, hãy kiểm tra kỹ nguồn gốc. Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào, hãy liên hệ trực tiếp với tổ chức được cho là gửi thông tin để xác minh.

3. Sử dụng ứng dụng chính thức từ các nguồn tin cậy

Chỉ tải và cài đặt các ứng dụng từ các nguồn chính thức như Google Play Store hoặc Apple App Store. Tránh tải ứng dụng từ các trang web không rõ nguồn gốc.

4. Bật xác thực hai yếu tố (Two-Factor Authentication)

Sử dụng xác thực hai yếu tố cho các tài khoản quan trọng để tăng cường bảo mật. Điều này yêu cầu người dùng cung cấp thêm một thông tin xác thực thứ hai ngoài mật khẩu.

5. Không chia sẻ thông tin cá nhân trên mạng xã hội

Hạn chế chia sẻ thông tin cá nhân trên mạng xã hội, đặt biệt các ảnh chụp thẻ căn cước công dân, thẻ ngân hàng, các giấy tờ tùy thân và chỉ nên xác nhận yêu cầu kết bạn từ những người mà bạn biết rõ.

6. Không truy cập các đường link lạ

Trước khi nhấp vào bất kỳ đường link nào trong email hoặc tin nhắn, hãy kiểm tra xem đường link đó có phải từ nguồn tin cậy hay không. Nếu được hãy sử dụng các công cụ kiểm tra đường link để đảm bảo an toàn.

7. Cảnh giác với cuộc gọi điện thoại yêu cầu thông tin cá nhân

TUYỆT ĐỐI không cung cấp thông tin cá nhân hoặc tài khoản ngân hàng qua điện thoại. Nếu có bất kỳ nghi ngờ nào về việc đã bị lừa đảo chiếm đoạt tài sản, hãy liên hệ trực tiếp với cơ quan chức năng, cung cấp thông tin để được hỗ trợ giải quyết.

III. CÁC KÊNH THÔNG TIN CHÍNH THỐNG TẠI GPAY

Đối với Gpay, Quý khách hàng hãy lưu lại một số kênh thông tin chính thống sau, để tiện liên hệ hỗ trợ trong quá trình sử dụng dịch vụ:

  1. Website: https://g-pay.vn/
  2. Hotline: 1900 63 83 64
  3. Email: [email protected]
  4. Fanpage: https://www.facebook.com/gpayvietnam
  5. Link cài đặt ứng dụng Gpay: https://g-pay.vn/install

XEM THÊM: Cách sử dụng ứng dụng gpay an toàn, hiệu quả, phòng tránh gian lận, lừa đảo

Trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển, các hình thức tội phạm công nghệ cao cũng ngày càng tinh vi và phức tạp hơn. Việc nâng cao cảnh giác và chủ động bảo vệ thông tin cá nhân là rất quan trọng. Hãy luôn cảnh giác và thực hiện các biện pháp phòng tránh để không trở thành nạn nhân của các hình thức lừa đảo công nghệ cao. Gpay mong muốn quý khách hàng luôn an tâm và bảo vệ tốt thông tin cá nhân trong quá trình sử dụng dịch vụ. 

Tải app miễn phí ngay : https://g-pay.vn/install

Văn phòng giao dịch: Tầng 9, Gold Tower, 275 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

0 điểm (0 bình chọn)