Những điều doanh nghiệp cần hiểu về mô hình kinh doanh chuỗi cửa hàng

Phân loại các mô hình kinh doanh chuỗi cửa hàng và ưu nhược điểm của từng hình thức mà doanh nghiệp không thể bỏ qua.

Khái niệm mô hình kinh doanh chuỗi cửa hàng đã được sử dụng rất nhiều trong kinh doanh bán lẻ. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu hết khái niệm, phân loại và đặc điểm của từng phân loại mô hình này. 

Đặc điểm chung của mô hình kinh doanh chuỗi cửa hàng 

Mô hình kinh doanh chuỗi cửa hàng là một hình thức phân nhỏ vốn doanh nghiệp thành chuỗi các cửa hàng, điểm bán nhỏ lẻ khác. Thông thường, tại các cửa hàng trong chuỗi, doanh nghiệp sẽ thuê đội ngũ nhân sự riêng gồm quản lý/ giám sát và nhân viên. Những người này sẽ đảm bảo hoạt động vận hành hàng ngày rồi báo cáo hiệu quả theo quy định. 

Thông thường, các doanh nghiệp có mô hình kinh doanh chuỗi cửa hàng sẽ có những đặc điểm chung dưới đây: 

- Có một văn phòng/ cửa hàng là trung tâm chuyên điều phối và quản lý các cửa hàng con (thường nhiều hơn 2 cửa hàng). Các cửa hàng con được xây dựng dàn trải ở khu vực thị trường mục tiêu.

- Tuỳ vào định hướng của công ty sẽ có danh mục sản phẩm cùng kinh doanh cố định. 

- Hàng hoá bán ra là hàng được sản xuất từ hệ thống doanh nghiệp hoặc nhập hàng ngoài, lưu trữ ở kho tổng sau đó phân phối xuống chuỗi để bán cho người tiêu dùng. 

- Market - size (Quy mô thị trường) tuỳ thuộc vào định hướng và tiềm lực tài chính của công ty. Khi tiềm lực mạnh thì mỗi cửa hàng trong chuỗi sẽ là phương tiện để mở rộng quy mô và tiếp cận khách hàng tiềm năng tốt hơn. 

Đặc điểm chung của mô hình kinh doanh chuỗi cửa hàng 

Đặc điểm chung của mô hình kinh doanh chuỗi cửa hàng 

Phân loại mô hình kinh doanh chuỗi cửa hàng

Mô hình kinh doanh chuỗi cửa hàng hiện tại được phân loại theo 5 tiêu chí khác nhau. 

Theo loại sản phẩm kinh doanh: Gồm chuỗi bán lẻ/ kinh doanh hàng hoá và chuỗi bán lẻ/ kinh doanh dịch vụ

Theo số lượng dịch vụ cung cấp trong chuỗi: Gồm chuỗi bán lẻ hàng hóa cung cấp dịch vụ hạn chế, chuỗi bán lẻ hàng hóa cung cấp đầy đủ dịch vụ và chuỗi bán lẻ tự phục vụ 

Theo các dòng sản phẩm: Gồm chuỗi cửa hàng tiện lợi, chuỗi cửa hàng tách lẻ, chuyên biệt, chuỗi siêu thị, chuỗi bách hóa và chuỗi trung tâm thương mại 

Theo phương thức kinh doanh 

- Regular Chain (chuỗi cửa hàng thường) thuộc quyền sở hữu của 1 doanh nghiệp 

- Voluntary Chain (chuỗi cửa hàng tự nguyện) gồm nhiều doanh nghiệp cùng kinh doanh một mặt hàng liên kết với nhau để tối đa hoá lợi nhuận và quy mô

- Franchise (nhượng quyền): bản quyền thương hiệu, công thức vận hành, kinh doanh lúc này trở thành hàng hoá để bán cho bên thứ 3 tự mở cửa hàng mới với thương hiệu sẵn có. 

Theo hình thức bán hàng: Bao gồm chuỗi cửa hàng theo phong cách hiện đại hoặc truyền thống. 

Mô hình kinh doanh chuỗi cửa hàng nhượng quyền 

Mô hình kinh doanh chuỗi cửa hàng nhượng quyền 

Ưu, nhược điểm của mô hình kinh doanh chuỗi cửa hàng 

Mọi mô hình kinh doanh đều có ưu điểm và mặt hạn chế khác nhau. Mô hình kinh doanh chuỗi cửa hàng cũng không phải ngoại lệ. Dưới đây là những ưu và nhược điểm của hình thức kinh doanh này, doanh nghiệp có thể tham khảo.

Ưu điểm

- Khâu vận hành bài bản với các chiến lược giá cạnh tranh nên các sản phẩm thuộc chuỗi này có mức giá tốt hơn so với cửa hàng nhỏ, lẻ khác. 

- Chiến dịch quảng cáo thường sẽ được làm gộp chung cho cả thương hiệu lớn. Nên cửa hàng trong chuỗi cũng không phải chi quá nhiều cho quảng cáo

- Các cửa hàng trong hệ thống có thể linh hoạt hỗ trợ nhau về nhân sự, bù trừ doanh số trong trường hợp có cửa hàng không đạt doanh số đề ra

- Giao dịch trực tiếp với người mua không qua trung gian 

- Trong trường hợp có một cửa hàng gặp vấn đề về doanh số, mặt bằng buộc phải đóng cửa thì không gây ảnh hưởng đến toàn hệ thống. 

Mọi mô hình kinh doanh đều có ưu và nhược điểm 

Mọi mô hình kinh doanh đều có ưu và nhược điểm 

Nhược điểm

- Hạn chế mặt hàng vì thường chỉ tập trung phân phối các sản phẩm mũi nhọn theo định hướng của công ty

- Khó khăn trong khâu quản lý và đào tạo nhân sự đồng bộ 

- Thay đổi chậm khi có biến động về thị trường ngành 

- Đồng bộ hoá các phương thức thanh toán để kiểm soát tài chính. 

Hiện nay hầu hết các mô hình kinh doanh chuỗi cửa hàng thường được trang bị phần mềm bán hàng. Điều này giúp loại bỏ sổ sách và quản lý theo các con số, báo cáo bán hàng. Ngoài ra, sử dụng cổng thanh toán điện tử cũng được chuỗi cửa hàng ưu tiên nhằm tiết kiệm thời gian và hạn chế sai sót khi thanh toán. Hiện nay, với việc trở thành đơn vị trung gian thanh toán, Gpay đang đem đến giải pháp thanh toán qua cổng nhanh chóng và đáng tin cậy cho các doanh nghiệp. 

Bài viết trên đây đã cung cấp những thông tin tham khảo về các mô hình kinh doanh chuỗi cửa hàng cũng như các ưu, nhược điểm của hình thức này. Hy vọng thông qua bài viết, độc giả đã bỏ túi được những kiến thức hữu ích về chủ đề này. Theo dõi cổng thanh toán Gpay để không bỏ lỡ các bài đăng hữu ích về kinh doanh, thị trường và thanh toán trực tuyến bạn nhé!

Tải app miễn phí ngay : https://g-pay.vn/install

Văn phòng giao dịch: Tầng 9, Gold Tower, 275 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

1 điểm (1 bình chọn)