Kinh nghiệm quản lý cho người mới kinh doanh chuỗi cửa hàng

Kinh doanh chuỗi cửa hàng là kết quả tất yếu trong các ngành bán lẻ nhằm tối đa hoá lợi nhuận. Gpay chia sẻ về kinh nghiệm quản lý chuỗi cho người mới.

Thị trường kinh doanh thực tế đã chứng minh rằng hoạt động kinh doanh chuỗi cửa hàng là kết quả tất yếu trong ngành bán lẻ nhằm tạo sự đồng bộ nhất quán và tối ưu hoá lợi nhuận. Tuy nhiên, số lượng cửa hàng gia tăng cũng khiến người quản lý gặp không ít khó khăn. 

Câu hỏi đặt ra đối với các nhà quản lý chuỗi là: “Với các cửa hàng có khoảng cách lớn về địa lý và cũng không thể có mặt 24/7 tại tất cả các cửa hàng hàng ngày. Thì làm sao họ có thể giám sát và đảm bảo hiệu quả công việc tại mọi điểm bán?”. 

Có 4 tiêu chí người quản lý cần lưu tâm để hoạt động kinh doanh theo chuỗi diễn ra với hiệu quả cao nhất. 

Quản lý hàng hóa, cơ sở vật chất

Số liệu hàng hoá và nguyên vật liệu là yếu tố cần đảm bảo chuẩn chỉ đầu tiên để vận hành hoạt động bán hàng. Trường hợp hàng hoá trên báo cáo trong đúng với hàng hoá tồn kho sẽ gây ra tình trạng không có hàng để bán cho khách. Trong khi thừa hàng hoá là nguyên nhân chính gây ra tình trạng thất thoát trong bán hàng. 

Thông thường mỗi bên kinh doanh chuỗi cửa hàng sẽ cần có nhân viên nhập liệu và kiểm hàng (theo ngày, tuần và tháng) và có báo cáo cụ thể từ phần mềm bán hàng. Đồng thời, các bộ phận liên quan phải thường xuyên truy cập vào báo cáo này để nắm được số lượng hàng hoá liên quan đến vận hành của mình để có kế hoạch đẩy bán hoặc đề xuất đặt mua thêm hàng mới. 

Đối với các bên kinh doanh liên quan đến thực phẩm, đồ uống cần lưu ý đến date/ hạn sử dụng để có kế hoạch giảm giá bán đẩy hàng. Trường hợp hàng hết hạn cần phải tiêu huỷ để không bị ảnh hưởng đến sức khỏe người tiêu dùng. 

Sản lượng hàng bán ra hoặc hàng tồn là một trong những số liệu nhằm đánh giá hiệu quả vận hành của từng bộ phận liên quan. 

Quản lý hàng hóa vô cùng quan trọng khi kinh doanh chuỗi cửa hàng

Quản lý hàng hóa vô cùng quan trọng khi kinh doanh chuỗi cửa hàng

Quản lý tài chính 

Quản lý tài chính là bài toán gây đau đầu nhất của kinh doanh chuỗi cửa hàng. Nếu không có cách thanh toán và quản lý nguồn tiền hợp lý thì tiền vào - ra của từng cửa hàng lẻ và cả chuỗi sẽ rất dễ bị thất thoát. 

Trong khi thời đại internet phát triển, các hình thức thanh toán trực tuyến lên ngôi thì hình thức thanh toán thông thường theo sổ sách đã thể hiện rõ nhược điểm của mình. Vì gây tốn kém thời gian trong khâu tính toán, thanh toán. Đặc biệt thời gian chờ đợi, thanh toán lại là yếu tố then chốt ảnh hưởng đến chất lượng trải nghiệm của khách hàng với điểm bán. 

Ngoài việc cân nhắc đến sử dụng đến phần mềm bán hàng để quản lý tài chính chuỗi thì phương án sử dụng cổng thanh toán Gpay là giải pháp có thể áp dụng nhanh chóng và đồng bộ tại khắp các điểm bán. Hình thức này cho phép người tiêu dùng thanh toán nhanh chóng mọi lúc, mọi nơi. Đồng thời cho phép nhà quản lý kiểm soát sản lượng thông minh và hỗ trợ tối ưu hoá hoạt động kinh doanh. 

Quản lý hiệu quả công việc của nhân viên 

Để toàn bộ đội ngũ nhân viên ở các điểm bán có thể làm việc hàng ngày một cách tự động không cần đến sự giám sát hàng ngày từ quản lý. Ngoài các quy định được đưa ra rõ ràng thì quản lý của hình thức kinh doanh theo chuỗi cần lưu ý thêm về các chỉ số đánh giá, thưởng phạt cụ thể để có thể đánh giá hiệu quả công việc bao quát của từng người. 

Quản lý thông minh hơn với cổng thanh toán điện tử

Quản lý thông minh hơn với cổng thanh toán điện tử

Thông thường các chỉ số cần quan tâm là: thời gian chấm công; số hoá đơn đã bán được (doanh thu); mức độ đều đặn của đơn hàng, khả năng học hỏi của từng người về sản phẩm, quy trình. Bên cạnh đó là chỉ số về mức độ hài lòng của khách hàng cho mỗi lần mua tại điểm bán. 

Quản lý thông tin và số lượng khách hàng ngày 

Nhiều đơn vị kinh doanh chuỗi cửa hàng ngày nay dần quan tâm nhiều hơn đến hoạt động quản lý dữ liệu khách hàng. Từ đó là cơ sở để triển khai các hoạt động phân loại khách hàng, chăm sóc khách hàng, xử lý phản hồi và chương trình tri ân khách hàng. 

Muốn vậy, mỗi điểm bán cần phải thực hiện thu thập thông tin cá nhân của khách hàng thường xuyên. Biến nó trở thành một yêu cầu trong hoạt động bán hàng một cách đồng bộ. Khi chuỗi cửa hàng có một lượng data khách hàng khổng lồ sẽ là cơ sở để thắt chặt tình cảm giữa khách hàng với thương hiệu với hoạt động cá nhân hoá dịch vụ khách hàng trong các dịp đặc biệt. 

Tóm lại để kinh doanh chuỗi cửa hàng hiệu quả đòi hỏi các nhà quản lý biết cách ứng dụng công nghệ bán hàng và thanh toán thông minh. Hy vọng các kinh nghiệm được Gpay chia sẻ sẽ giúp bạn có thêm thông tin hữu ích nhằm nâng cao hiệu quả trong các khâu quản lý của mình.

Tải app miễn phí ngay : https://g-pay.vn/install

Văn phòng giao dịch: Tầng 9, Gold Tower, 275 Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội.

0 điểm (0 bình chọn)